Giới thiệu tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam, Việt Nam. Tiền Giang thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vị trí, diện tích, dân số, đời sống tại tỉnh Tiền Giang

Vị trí: Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc sông Tiền và nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, có vị trí địa lý

  • Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông
  • Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
  • Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
  • Phía bắc giáp tỉnh Long An.

Trung tâm thành phố Mỹ Tho là tỉnh lỵ Tiền Giang cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách trung tâm thành phố cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc.

Diện tích: tỉnh Tiền Giang có diện tích 2.510,60 km²

Dân số: tính đến tháng 5 năm 2021, tỉnh Tiền Giang có 1.772.785 người, mật độ dân số 706 người/km².

Đời sống: trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sinh sống chủ yếu là người Kinh và người Hoa. Dân số sống tại thành thị đạt 247.742 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.516.443 người, chiếm 86% dân số. Dân số nam đạt 865.821 người, trong khi đó nữ đạt 898.364 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,54 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 15%.

Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 thị trấn, 22 phường và 143 xã.

Giới thiệu tổng quan về tỉnh Tiền Giang

Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang. Từ đó, Tỉnh Tiền Giang gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 5 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, vốn được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang vào năm 1976.

Ngày 26 tháng 3 năm 1977, thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang được chuyển thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh.

Ngày 13 tháng 4 năm 1979,huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang được chia thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở một phần diện tích, dân số của huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.

Trước năm 1994, tỉnh Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây.

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành.

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang.

Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang được công nhận là đô thị loại II.

Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663,24 ha. Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 52%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,0% (45.023 ha) là nhóm đất phèn và 14,0% (33.937 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn.

Khoáng sản của Tiền Giang nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng, các dự án khai thác các nguồn tài nguyên này cần nghiên cứu, tính toán kỹ về hiệu quả và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Địa điểm tham quan tại tỉnh Tiền Giang

  • Trại Rắn Đồng Tâm
  • Chùa Vĩnh Tràng
  • Cồn Thới Sơn
  • Thị xã Gò Công
  • Biển Tân Thành Gò Công
  • Nhà Đốc Phủ Hải
  • Lăng Hoàng Gia
  • Dinh Tỉnh Trưởng Gò Công
  • Đền thờ Trương Định
  • Gò Táo

Đặc sản tỉnh Tiền Giang

  • Hủ tiếu Mỹ Tho
  • Cháo cá lóc rau đắng
  • Bánh bèo chợ Hàng Bông
  • Sầu riêng Ngũ Hiệp
  • Mắm còng Gò Công
  • Bánh vá
  • Chả nướng chợ Gạo
  • Vú sữa Lò rèn

Pencil

Điểm du lịch miền tây

Ý kiến bình luận