Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực phát triển kinh tế động lực của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và năng động nhất, thu hút đầu tư hàng đầu cả nước.
Vị trí, diện tích, dân số, đời sống tại tỉnh Long An
Vị trí: Tỉnh Long An nằm ở miền Nam Việt Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
- Phía Tây và Tây Bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
- Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía bắc giáp tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia
Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.494,93 km2
Dân số: tính đến tháng 11 năm 2021, tỉnh Long An có 1.763.754 người, mật độ dân số 392 người/km².
Đời sống: tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Long An có 36 dân tộc cùng 110 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.672.776 người, người Hoa có 3.801 người, 9.980 người Khmer cùng nhiều dân tộc khác. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 24%.
Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 163.710 người, trong đó:
- Đạo Cao Đài với 70.991 người
- Công giáo 53.607 người
- Phật giáo với 47.226 người
- Đạo Tin Lành có 6.660 người
- Phật giáo Hòa Hảo có 4.226 người
- Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 440 người
- Hồi Giáo có 430 người
- Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người
- Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người
- It nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người
Hiện tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Long An
Ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam – Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
Trải qua nhiều lần thay đổi, hiện Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Thành phố Tấn An được công nhận là đô thị loại II từ 5 tháng 9 năm 2019.
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 133km đường biên giới với Campuchia, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp với TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước nên Long An có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu.
Long An là cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh về miền tây, dải đất trải dài theo hai triền sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông.
Với lịch sử hình thành từ rất sớm, là nơi hội ngộ của hai nền văn hóa cổ: Đồng Nai, Ốc Eo và trên 90 di tích lịch sử – văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, thắng cảnh, đã tô thắm lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Long An còn là địa danh du lịch hấp dẫn với hệ sinh thái Đồng Tháp Mười phong phú hệ động thực vật; các di tích lịch sử – văn hóa hào hùng, nghệ thuật kiến trúc độc đáo; các lễ hội, làng nghề truyền thống cùng với các món ăn đặc sản vùng quê; người dân cần cù, chịu khó, sáng tạo và mến khách.
Địa điểm tham quan tại tỉnh Long An
- Rừng tràm Long An
- Công Viên 7 Kỳ Quan Thế Giới
- Nhà cổ trăm cột
- Làng Nổi Tân Lập
- Khu Du Lịch Sinh Thái Cát Tường Phú Sinh
- Khám phá khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
- Làng cổ Phước Lộc Thọ
- Chùa Thiên Phước
- Bảo tàng Long An
- Di tích lịch sử Bình Thành
- Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo
- Công Viên Tượng đài Long An
- Chùa cổ Tôn Thạnh
- Miếu Bà Ngũ Hành
- Di tích khảo cổ Bình Tả
- Vườn hoa kiểng Thanh Tâm
Đặc sản Long An
- Bánh tét Long An
- Canh chua cá chốt
- Mắm tôm chà Cần Giuộc
- Thịt heo muối chua
- Cá lóc nương trui
- Mắm còng Cần Giuộc
- Đậu phộng Đức Hòa
- Thanh long Châu Thành
- Rượu đế Gò Đen
- Lạp xưởng tươi
- Dưa hấu Long Trì
- Gạo nàng thơm Chợ Đào
Pencil