Chùa Vàm Ray là một địa điểm du lịch Trà Vinh nổi tiếng với hình ảnh pho tượng Phật Thích Ca nằm lớn nhất miền Tây uy nghi, độc đáo. Đây là ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông thiết kế theo kiếng trúc Angkor đầy lộng lẫy, cổ kính, nguy nga nhất miền Tây.
Giới thiệu chùa Vàm Ray
- Vị trí: tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chùa cách thành phố Trà Vinh khoảng 35km
Chi tiết về chùa Vàm Ray
Chùa Vàm Ray đã có thời gian tồn tại hơn 600 năm. Chùa được phục dựng và cải tạo lại từ gày 3 tháng 5 năm 2004 đến ngày 3 tháng 3 năm 2008.
Chùa Vàm Ray được xây dựng đồ sộ như một cung điện nguy nga được tạo tác bằng vàng. Toàn bộ chùa như một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, từ cách thiết kế, tạo tác mái vòm, tường, cầu thang đến những bức tượng thần, tiên…
Chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia, chính điện chùa có tới 4 cổng, cổng chính quay về hướng đông theo truyền thống của người Khmer, tượng trưng cho con đường tu hành của Phật bắt đầu từ Tây sang Đông. Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ.
Bên trong chính điện được trang hoàng lộng lẫy với những bức tranh tường nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khmer. Chủ để xuyên suốt của các tác phẩm là cuộc đời Đức Phật và giáo lý của nhà Phật.
Xung quanh chính điện được bao bọc bởi một hàng rào trang trí bằng những tượng chằn Year mặt mày dữ tợn, mặc áo giáp với dáng ngồi bảo vệ ngôi chùa.
Lối vào chùa Vàm Ray là chiếc cổng hoành tráng sơn màu mạ vàng, đỉnh cổng tạo hình những ngọn tháp nhọn chồng nhiều tầng, ẩn mình không gian cây xanh bao quanh khiến cổng chùa càng nổi bật.
Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo mà còn nổi bật bởi tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 54m, cao 20m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.
Dù được xây dựng mới nhưng ngôi chùa vẫn có nét cổ kính, du khách càng chiêm ngưỡng càng bị cuốn hút. Cứ mỗi dịp lễ, Tết truyền thống, dân cư ở các phum, sóc đổ về chùa như trẩy hội. Họ đến để làm lễ phật và cầu xin bình an, cúng dường để cầu được phước. Khi đó, ngôi chùa không chỉ là chốn tâm linh mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Khmer Trà Vinh.
Pencil