Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp

Chợ nổi Ngã Bảy là một khu chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang và Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Địa điểm chợ nổi Ngã Bảy tại Phụng Hiệp, Hậu Giang


Bản đồ đường đi chợ nổi Ngả Bảy

  • Vị trí: tọa lạc tại xã Đại Thành, phường Ngả Bảy (nay là thành phố Ngả Bảy), tỉnh Hậu Giang
  • Đường đi: chợ nổi Ngã Bảy cách thành phố Cần Thơ khoảng 34km. Du khách từ thành phố Cần Thơ di chuyển theo tuyến đường QL1A qua khỏi thị trấn Cái Tắc, tiếp tục di chuyển theo đường QL1A qua khỏi Cầu Trắng đi dọc theo đường Hùng Vương là sẽ đến chợ nổi.

Tên gọi chợ nổi Ngã Bảy

  • Chợ nổi Ngả Bảy có tên gọi là chợ Phụng Hiệp, do vị trí chợ nằm ngay ngả bảy của dòng sông nên người dân thường gọi là chợ Ngả Bảy

Lịch sử hình thành chợ nổi Ngả Bảy

Chợ được thành lập năm 1915, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ngày có hơn 300 chiếc thuyền đến trao đổi mua bán lúc bấy giờ. Đây là khu chợ nổi khá sầm uất và được xem là trung tâm đầu mối giao thương.

Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. Người Pháp gọi nơi đây là “Ngôi sao Phụng Hiệp” và còn dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang.

Đặc điểm chợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ tổng hợp, có thể mua sỉ, bán lẻ; phong phú đa dạng đủ loại hàng hóa mang đặc trưng sắc màu cuộc sống Nam Bộ. Thời mở cửa, sản phẩm đồng bằng theo dòng nước lớn qua Ngã Bảy, ra tận đất Bắc, vượt biên giới đến với bạn bè năm châu.

Toàn bộ nông sản của vùng cứ đến rạng sáng là tập trung hết về đây. Khu vực rộng lớn này có sức chứa đến hàng trăm chiếc ghe, xuồng lớn nhỏ. Điểm tụ tập chính là nơi giao cắt giữa 7 tuyến sông gồm có: sông Cái Côn, sông Mang, sông Búng Tàu, sông Sóc Trăng, sông xẻo Môn, sông Lái Hiếu và sông Xẻo Vong.

Trên một mặt nước rộng lớn, ghe thuyền đủ cỡ cặp mạn san sát, việc mua bán diễn ra rộn ràng với nhiều màu sắc của trái cây, rau trái và các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước.

Du khách tới đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây, và loại trái đó sẽ được treo lên một cây sào cao gọi là cây “bẹo” tượng trưng như là để thông báo rằng: “tôi là nhãn”, “còn tôi là xoài”.

Đặc biệt ở chợ nổi còn có chợ rắn. Chợ quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà… phục vụ du khách. Bên cạnh đó, những xuồng ba lá, những ghe nhỏ xíu là: bánh cuốn nóng, phở, bánh xèo là những món đặc trưng ẩm thực phương Nam.

Chợ Ngã Bảy có lượng hàng hóa đa dạng và rất phong phú, nhất là trái cây, hàng nông sản, ngoài ra còn có chiếu, hang thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu.

Giai đoạn suy tàn từ năm 2002-2006

Sau gần 100 năm phát triển sung túc, đến năm 2002, nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho tuyến đường thủy, chính quyền tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ đã cho di dời chợ về vị trí mới trên kênh Ba Ngàn cách vị trí cũ khoảng 3km về hướng kênh Cái Côn, và đặt tên chợ mới là “Chợ nổi Ba Ngàn”. Cư dân buôn bán nơi đây đã di chuyển sang các chợ nổi khác như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), hoặc ngược lên Trà Ôn (Vĩnh Long), thậm chí lên tận Cái Bè – Tiền Giang.

Vì vậy, sự sầm uất và nét đẹp đặc trưng cũng giảm đi đáng kể. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi chợ mới, thương lái và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn.

Quyết định di dời đã đặt dấu chấm hết đối với chợ nổi Ngã Bảy gắn liền với đoạn kênh nơi họp chợ và là “thương hiệu du lịch” nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Bảy được khôi phục lại

Cuối năm 2006, chợ nổi Ngã Bảy đã được đưa về vị trí cũ. Hiện nay, Bộ Thương mại Việt Nam và chính quyền tỉnh Hậu Giang đang ra sức khôi phục lại chợ nổi đặc trưng này. Hiện tại, Ngã Bảy đang được quy hoạch, ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành đô thị loại 3 đến năm 2015, là một trung tâm thương mại – du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang sau thành phố Vị Thanh.

Một số hình ảnh chợ nổi Ngã Bảy

Pencil

Điểm du lịch miền tây

Ý kiến bình luận