Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh là một trong nhiều điểm đến thú vị ở tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, một ở Sóc Trăng và một ở Trà Vinh. Đồng bào Khmer chiếm tới 30% dân số tỉnh Trà Vinh, là một trong những tộc người có nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.
Giới thiệu bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh
- Vị trí: Bảo tàng nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và Chùa Âng, hiện tọa lạc tại khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Chi tiết về Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh
Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh nằm trong quần thể khu di tích văn hóa cấp quốc gia Ao Bà Om và chùa Âng, được xây dựng năm 1995 và đưa vào sử dụng năm 1997 trên diện tích 1.700 m2 trong một khuôn viên rộng 1 ha.
Tòa nhà chính được xây theo kiểu kiến trúc truyền thống kết hợp với kiến trúc hiện đại, gồm một trệt một lầu. Tầng trệt là văn phòng làm việc của cán bộ, nhân viên bảo tàng. Tầng trên gồm có ba phòng dùng để trưng bày gần 1.000 hiện vật, phản ánh đời sống văn hóa, vật chất tinh thần rất phong phú của dân tộc Khmer ở Nam Bộ.
Đến với Bảo tàng dân tộc Khmer Trà Vinh du khách sẽ ấn tượng đầu tiên với khuôn viên rộng lớn, yên tĩnh với rất nhiều cây xanh bao quanh. Bảo tàng nằm tách biệt hoàn toàn với khu đô thị náo nhiệt, ồn ào có không gian trong lành, mát mẻ mang tới cho du khách những những giây phút thư giãn, thoải mái để khám phá.
Bảo tàng có lối thiết kế vô cùng độc đáo, mang đậm màu sắc kiến trúc của người dân Khmer. Với những đỉnh chóp nhọn như đầu ngón tay và được chạm trổ hết sức tinh xảo mang lại không gian cổ kính, tôn nghiêm cho bảo tàng.
Bảo tàng được xây dựng gồm 2 tầng. Với tầng trệt được sử dụng làm nơi làm việc của cán bộ và nhân viên bảo vệ bảo tàng. Còn tầng trên là nơi trưng bày các hiện vật, di tích lịch sử. Tầng trưng bày được chia nhỏ thành các phòng nhỏ, mỗi phòng được trưng bày theo một chủ đề khác nhau.
- Phòng thứ 1: dùng để trưng bày các hiện vật về mô hình các ngôi chùa của người Khmer, có sala dùng để các nhà sư ngồi. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày tượng của các vị thần, các tác phẩm điêu khắc đá, tượng phật… hết sức tinh xảo. Những hiện vật mang đậm dấu ấn của Bà La Môn giáo và Phật giáo hai tôn giáo tiêu biểu của người dân Khmer.
- Phòng thứ 2: trưng bày các nông cụ và các công cụ để đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các loại trang phục truyền thống và chữ viết của dân tộc Khmer ở Nam Bộ. Nổi bật là những văn tự cổ chứ kinh Phật, các lời huấn ca về đạo đức, lối sống và các truyện kể nhân gian,…Trong số đó, độc đáo nhất là sách viết trên lá buông và giấy xếp bằng tiếng Phạn.
- Phòng thứ 3: là nơi giới thiệu về các làng nghề truyền thống của người dân Khmer như dệt chiếu, đan lát, khắc gỗ… đến đông đảo mọi người cùng biết. Tới đây, du khách sẽ được tận mắt nhìn ngắm các công cụ lao động thô sơ, các tác phẩm kỳ công của những nghệ nhân Khmer.
- Phòng thứ 4: trưng bày về các nhạc cụ, các loại hình nghệ thuật của người dân Khmer trong đó có thể kể đến như không gian sân khấu kịch múa Rô – băm, sân khấu ca kịch Dù kê, ngoài ra còn có các loại trang phục, mặt nạ để biểu diễn…
Các hiện vật được tái hiện lại hết sức sống động, bắt mắt thu hút du khách. Đây là những hiện vật vô có ý nghĩa vô cùng to lớn biểu hiện cho đời sống tinh thần phong phú, hấp dẫn của người dân Khmer.
Đến với Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh du khách sẽ cơ hội hiểu thêm phần nào về những nét đẹp văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán độc đáo của người dân Khmer từ đó thêm yêu và mến với mảnh đất và con người nơi đây. Nếu có dịp đến với Trà Vinh du khách nên ghé tới đây để tham quan, tìm hiểu đảm bảo sau chuyến đi du khách sẽ có được những trải nghiệm thú vị, làm phong phú hơn hiểu biết của bản thân.
Pencil