Tỉnh Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài.
Vị trí, diện tích, dân số, đời sống tại tỉnh Vĩnh Long
Vị trí: nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, có vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp Bến Tre
- Phía đông nam giáp Trà Vinh
- Phía Tây giáp Cần Thơ
- Phía tây bắc giáp Đồng Tháp
- Phía đông bắc giáp Tiền Giang
- Phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng
Diện tích: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.525,73 km²
Dân số: tính đến năm 2021, tỉnh Vĩnh Long có 1.029.000 người, mật độ dân số 674 người/km². Dân thành thị 233.700 người chiếm 22,71%, dân số nông thôn 795.300 người chiếm 77,29% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 17%
Đời sống: tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau chiếm 262.280 người
- Phật giáo có 77.660 người
- Phật giáo Hòa Hảo có 66.269 người
- Công giáo có 66.220 người
- Đạo Cao Đài có 46.226 người
- Tin Lành có 3.641 người
- Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người
- Hồi giáo 56 người
- Minh Sư Đạo có 22 người
- Bửu Sơn Kỳ Hương có 16 người
- Còn lại là đạo Bà-la-môn chỉ có một người.
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 107 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 14 phường và 87 xã.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2°, có cao trình khá thấp so với mực nước biển. Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu.
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 – 150 triệu m³, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m³, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm.
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại – du lịch.
Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp năm 2013 gần 119 ngàn ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, lại đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện. Khai thác những lợi thế đó, tỉnh Vĩnh Long đã phân bổ sản xuất nông nghiệp theo hướng: khu vực đất liền sẽ tập trung trồng lúa, cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, lợn, gà và nuôi trồng thuỷ sản; các cù lao trên sông là nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nuôi cá trong các mương vườn, vùng bãi bồi ven sông, ven cù lao.
Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu tư thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển.
Địa điểm tham quan tại tỉnh Vĩnh Long
- Khu du lịch Vinh Sang
- Chợ nổi Trà Ôn
- Cầu Mỹ Thuận
- Văn Thánh Miếu
- Khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long
- Cù lao An Bình
- Khu du lịch Trường Huy
- Chùa cổ Long An
- Chùa Tiên Châu
- Đình Long Thanh
- Đền thờ Phạm Hùng
- Vườn kinh phật bằng đá
Đặc sản tỉnh Vĩnh Long
- Khoai lang mắm sống cuốn lá cách
- Bánh tét ba nhân
- Chuột đồng nướng
- Cá lóc nướng trui
- Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ
- Cá út nấu canh chua
- Cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua
- Nấm mối
- Cá lăng nấu canh chua
- Gà hấp rượu
- Lẩu cua đồng
- Cá kèo nướng ống sậy
- Bánh xèo hến Cù lao Dài
- Trái thanh trà Vĩnh Long
- Cam xoàn Trà ôn
- Sầu riêng Ri 6
- Chôm chôm
Pencil