Giới thiệu tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông. Bến Tre được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành.

Vị trí, diện tích, dân số, đời sống tại tỉnh Bến Tre

Vị trí: nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km
  • Phía tây và phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới là sông Cổ Chiên
  • Phía bắc giáp Tiền Giang có ranh giới là sông Tiền.

Diện tích: Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km².

Dân số: tính đến tháng 12 năm 2020, dân số tỉnh Bến Tre có 1.288.463 người, mật dộ dân số 538 người/km².

Đời sống: trên địa bàn tỉnh Bến Tre chủ yếu sinh sống là người Kinh, Hoa, Khmer. Dân số sống tại thành thị đạt gần 126.447 người, chiếm 9,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.162.016 người, chiếm 90,2% dân số. Dân số nam đạt 630.492 người, trong khi đó nữ đạt 657.971 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,26%. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 20%.

Toàn tỉnh Bến Tre có 12 tôn giáo khác nhau tổng cộng 210.413 người, phổ biến nhất là Phật Giáo với 106.914 người. Còn lại là Công Giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi Giáo, Minh Lý Đạo, Minh Sư Đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương, tôn giáo Baha’i.

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 157 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 7 thị trấn, 8 phường và 142 xã.

Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bến Tre

Lịch sử

Đất Bến Tre chủ yếu do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỷ 18, phần lớn đất đai vẫn còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống. Tuy nhiên, bên trong các lõm đã có dân cư khai phá để sinh sống.

Các dân cư ở đây lúc bấy giờ là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam. Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá.

Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng.

Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt.

Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng.

Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn. Đời vua Minh Mạng, đất Bến Tre là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh.

Năm 1832, cù Lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Minh nằm trong huyện Kiến Hòa.

Năm 1844,vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là hai phủ Hoằng An và Hoằng Trị, thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 15 tháng 7 năm 1867 thành lập hạt (Sở tham biện) Bến Tre. Ngày 4 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày.

Ngày 2 tháng 11 năm 1871 dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi tên thành hạt Bến Tre.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre gồm có cù lao Bảo và cù lao Minh, có bốn quận: Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú; đến năm 1948 cù lao An Hóa thuộc Mĩ Tho mới được chính quyền cách mạng nhập vào phần đất Bến Tre.

Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang (Tỉnh lị tỉnh Kiến Hòa đổi tên là Trúc Giang).

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Hòa đổi thành tỉnh Bến Tre gồm có thị xã Bến Tre và 7 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, chuyển thị xã Bến Tre thành thành phố Bến Tre.

Đến nay, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú.

Ngày 13 tháng 2 năm 2019, thành phố Bến Tre được công nhận là đô thị loại II

Kinh tế, xã hội

Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước: hiện toàn tỉnh có 53.000ha diện tích đất trồng dừa, chiếm 1/4 diện tích dừa cả nước, sản lượng hàng năm khoảng 500 triệu trái, không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước như Singapore, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc,…

Dừa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như: than hoạt tính, chỉ sơ dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, thạch dừa, mặt nạ dừa, kẹo dừa. Người dân Bến Tre còn tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như thân, cọng, vỏ, lá… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng.

Bên cạnh đó, Bến Tre còn có rất nhiều làng nghề truyền thống khác như nghề hoa kiểng Cái Mơn – Chợ Lách, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, nghề đan đát, bó chổi, làm lu,… Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Bến Tre phát triển các khu du lịch của tỉnh.

Bến Tre còn có nhiều thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he…do nhờ có những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre.

Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.

Du lịch ở Bến Tre cũng đang rất phát triển, thu hút du khách bởi đình làng, nhà cổ, làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa và những điệu dân ca mượt mà.

Địa điểm tham quan tại tỉnh Bến Tre

  • Cồn Phụng
  • Cồn Quy
  • Cồn Phú Đa
  • Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
  • Vườn trái cây Cái Mơn – Chợ Lách
  • Làng hoa kiểng Cái Mơn – Chợ Lách
  • Vườn Trái Cây Tân Phú
  • Nông trại – Sân chim Vàm Hồ
  • Khu du lịch Lan Vương
  • Khu du lịch Làng Bè
  • Khu du lịch sinh thái Làng Xanh
  • Biển Cồn Bửng
  • Nhà cổ Huỳnh Phủ
  • Khu di tích lịch sử Đồng Khởi
  • Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định
  • Chùa Vạn Phước
  • Nhà Thờ La Mã Bến Tre

Đặc sản Bến Tre

  • Kẹo dừa Bến Tre
  • Cơm dừa Bến Tre
  • Đuông dừa
  • Bánh canh bột xắt
  • Bánh trán Mỹ Lồng
  • Canh chua cá linh bông so đũa
  • Chuột dừa
  • Bánh xèo ốc gạo
  • Cá bống kho nước dừa
  • Lẩu mắm
  • Gỏi củ hủ dừa
  • Chuối đập
  • Dừa sáp
  • Bánh phồng Sơn Đốc
  • Bánh dừa Giồng Luông

Pencil

Điểm du lịch miền tây

Ý kiến bình luận