Chùa cổ Long An được biết đến là ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại Vĩnh Long. Đây là nơi được nhiều tín đồ Phật tử chọn làm nơi dừng chân, tu hành, giảng dạy Phật pháp và cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa bởi vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa cùng khung cảnh đẹp thoáng đảng.
Địa điểm Chùa cổ Long An tại Vĩnh Long
- Vị trí: tọa lạc tại ấp Mỹ Trung, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Đường đi đến đó: nhìn vào bản đồ ta thấy 2 hướng đi. Đi hướng bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long hoặc hướng đi thánh thất Hoà Tịnh Vĩnh Long đến đường DT902 là đến
Nguồn gốc tên gọi chùa cổ Long An
- Chùa có tên gọi là Long An Tự còn có tên gọi là chùa Đồng Đế.
Kiến trúc xây dựng chùa cổ Long An
- Diện tích: khoảng 500m2
Kiến trúc chùa được xây dựng theo lối cổ kính gồm:
- Chính điện
- Hậu liêu
- Nhà trai.
Nền chùa được cuốn gạch đại cao 0,5m.
Lịch sử hình thành chùa cổ Long An xưa và nay
Năm 1860, chùa được bắt đầu từ một cái am nhỏ cách nay khoảng gần 2 thế kỷ. Từ khi dân cư còn thưa thớt, đất đai còn hoang sơ, mãi đến thập niên 1860 có vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng vào chọn nơi đây làm chỗ dừng chân tu hành. Ông khai hoang mở đất làm rẫy sinh sống và làm nơi hành đạo với cái am nhỏ. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, gia tộc một người mộ đạo – ông Cả Lam đã hiến 30 công đất để xây chùa và làm tự điền. Nhờ đó hàng năm chùa có hoa màu, lúa thóc để phục vụ vào các dịp cúng bái, tế lễ hoặc trùng tu xây dựng.
Năm 1931, hòa thượng Thích Khánh Anh đang làm pháp sư tại trường Gia giáo chùa Giác Hoa được mời về làm trụ trì tại chùa.
Đến năm 1842 Hòa thượng Khánh Anh về chùa Phước Hậu, các Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang, Nhựt Liên… lần lượt kế nhiệm trông nom ngôi Tam Bảo.
Đến khoảng thập niên 1960 chùa do tu sĩ Hồ Văn Lục pháp danh Thích Phước Y cai quản. Khoảng thời gian này do chiến tranh, bom đạn, thiên nhiên tác hại, ngôi chùa dần dà xuống cấp. Tu sĩ Hồ Văn Lục cho thu hẹp chính điện, đổi hướng chùa về phía Đông. Ông vận động người dân và phật tử trong chùa xây lại nhà Tổ, cổng tam quan, bảo tháp và trồng thêm nhiều hoa kiểng đẹp mắt.
Đến năm 2000, chùa cổ Long An được Đại đức Thích Tuệ Quang đại diện quán xuyến. Trong thời gian trông coi chùa, Đại đức Thích Tuệ Quang cho xây dựng thêm nhà trai, hai thất tịnh, cải tạo lại huê viên. Qua bao nhiều đời trụ trì, giám quản và cũng nhiều lần hưng phế, ngôi chùa vẫn tồn tại và phát triển, trở thành một địa điểm du lịch Vĩnh Long hấp dẫn không chỉ với du khách địa phương mà còn với du khách quốc tế. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý như hai bức hoành phi Long An tự và Đại hùng bửu điện, các câu liễn đối được tạo tạc cách đây khoảng 100 năm bằng chữ Hán, móc chìm sơn son thếp vàng.
Ngày nay, Chùa cổ Long An luôn gây ấn tượng trong lòng du khách mỗi khi ghé thăm. Bao quanh chùa là một khuôn viên rộng rãi với nhiều cây cảnh, cổ thụ sao đầu dương, bờ tre khóm trúc, tạo một không gian thoáng đãng và vô cùng yên tĩnh. Khung cảnh trong chùa mang đến cho người viếng một cảm giác yên bình khó tả. Mùi nhang trầm hòa quyện với mùi cỏ lá căng tràn sức sống khiến tâm hồn du khách như được gột rửa. Bao nhiêu mệt mỏi chốn thị thành như tan biến và thay vào đó là cảm giác thanh thản khi trở về chốn Phật linh thiêng.
Pencil